VÕ-THUẬT

 

 

I.

Di-Sản
VĂN-HÓA VÕ-HỌC

 

 

 

 

Giòng VÕ-TRẬN
Bình-Định Tây-Sơn

 

Những Dòng Võ Gốc

 

 

 

« Đức Lưu Quang »
( Đức Độ Tỏa Sáng )

 

 

       Nói đến các Môn-Phái Võ Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam, và nhất là những « Giòng Võ Trận » của Miền Đất Võ Bình-Định, thì phải nói về những « Dòng Võ Gốc », tức là những Dòng Võ được thừa-kế Hệ-Thống Võ-Thuật đích-nhiên Việt-Tộc của Môn-Phái do Cha Truyền Con nối trong sự chân-truyền.



Lão Võ-Sư Nguyễn-Văn-Trá
Dòng « Khiển Phạn & Thi »



Lão Võ Sư Phạm-Thi
Dòng « Khiển Tường »



Lão Võ Sư Hà-Hân
Dòng «
Xả Đàng Nguyện »



Lão Võ Sư Lâm-Đình-Thọ
Dòng « Hương-Kiểm Lài »

    

       Võ-Học phong-phú của toàn nước Việt-Nam được nung-đúc qua bao thế-kỷ từ Năm Đại Hệ-Phái là :
            1. Võ Lâ, môn Võ-Thuật của miền Rừng Núi (ngầm nói : Võ-Thuật của Dân Giang-Hồ - tuy-nhiên, dưới Triều Nhà Nguyễn có đề-bạt tấn-phong chức « Võ-Lâm Tướng-Quân », tức là đề-cập tới « Môn Võ Lâm » đã giúp Chúa Nguyễn-Ánh chiến-đấu với Nhà Tây-Sơn) ;
               2. Võ Kinh môn Võ-Thuật của Kinh-Đô ;
               3. Võ Cổ-Truyền, môn Võ-Thuật của Truyền-Thống Chiến-Trận ;
               4. Võ Phật-Gia-Quyền, môn Võ-Thuật của Nhà Sư, phát-huy dưới Thời Nhà LÝ (1009 ~ 1225) ;
           5. Võ Thiếu-Lâm-Tự, môn Võ-Thuật của Chùa Thiếu-Lâm, du-nhập Thời Nhà TỐNG (960 ~ 1279) và Nhà MINH (1368 ~ 1644).

       Người Xưa gọi vắn-tắt là : « Lâm - Kinh -Truyền - Phật-Gia Quyền - Thiếu-Lâm-Tự ».

      Như vậy hiển-nhiên là, ngoài sự hoàn-toàn khác-biệt về quan-điểm của Võ-Thuật Hệ-Phái Thiếu-Lâm-Tự ra, thì Bốn Hệ-Phái : 1. Võ Lâm ; 2. Võ Kinh ; 3. Võ Cổ-Truyền ; 4. Võ Phật-Gia Quyền của Việt-tộc cũng đều biểu-lộ những khác-biệt đáng kể về quan-điểm Võ-Thuật.

 

I - Thực-Tế Lịch-Sử :

      Trong cuộc Nam-tiến thời NHà LÊ Trung-Hưng dưới Triều vua LÊ-Thánh-Tông - 黎 聖 宗 (1460-1497), khi đánh chiếm Thành Đò-Bàn (Vijya), Kinh-Đô đất Chiêm-Thành, thì môn Võ Cổ-Truyền nói trên đó, đã nung-đúc tại vùng cát-cứ là Bình-Định, nên môn Võ Thuật của Truyền-Thống Chiến-Trận thật là xuất-sắc ; đó chính là môn Võ Trận Bình-Định.

      Đến thời Triều Nhà TÂY-SƠN (1778-1802) của Tam-Kiệt Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-LữNguyễn-Huệ, môn Võ Trận Bình-Định lại được tường-tận nghiên-cứu và tích-cực phát-huy cho chiến-trận và đã được vang danh xuyên qua những chiến-thắng oai-hùng trong lịch-sử. Và từ đấy, môn Võ Trận Bình-Định đã được gọi một cách trân-quí là Võ Trận Bình-Định Tây-Sơn.

      Khi Nguyễn Phúc Ánh 阮 福 暎 lên ngôi Hoàng-Đế với niên-hiệu Gia-Long (嘉 隆) (1802-1820) lập nên Triều Nhà NGUYễN (1802-1945) thay-thế Triều Nhà TÂY-SƠN, thi đình-chỉ việc Thi-Tuyển Võ-Cử và môn Võ Trận Bình-Định Tây-Sơn đã bị triệt-để ngăn-cấm, nhưng vẫn được một số Võ-Gia Bình-Định ầm-thầm bảo-trì dưới ẫn-danh gọi là Võ Thuật Bình-Định.

     Phải chờ đến Triều Hoàng-Đế Minh-Mạng 明 命 (1791-1840), thì Trường Thi-Tuyển Võ-Cử mới được mở tại ba nơi Huế, Hà-Nội và Thanh-Hóa để kén chọn nhân-tài qua Ba Kỳ Thi-Hương (Tuyển Võ-Nhân), gọi là Thu Vi  秋闈, Thi-Hội (Tuyển Cử-Nhân) gọi là Xuân Vi  春闈 và Thi-Đình (Tuyển Tạo-Sĩ = Tiến-Sĩ) ; định lệ lấy các năm Dần, Tỵ, Thân, Hợi thì mở khoa thi Hương Võ-Cử ; lấy các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu mở khoa thi Hội Võ-Cử.

     Rồi sang đến Triều Hoàng-Đế Tự-Đức 嗣 德 nguyên-niên Thứ 17 (Đinh-Mão 1867) mới cho mở Trường Thi-Tuyển Võ-Cử tại Thôn An-Thành (nay thuộc Xả Nhơn-Lộc, Thị-Xả An-Nhơn) tại Bình-Định, nhưng chỉ để cho Thi-Hương (Tuyển Võ-Nhân), Thi-Hội (Tuyển Cử-Nhân) mà thôi. Thí-Sinh nào muốn tham-dự Kỳ Thi-Đình (Tuyển Tạo-Sĩ = Tiến-Sĩ) thì phải đi ra Kinh-Đô Huể.

      Năm Tự Đức 嗣 德 nguyên-niên Thứ 33 (Canh-Thìn 1880) là năm Thi Hội và Thi Đình cuối-cùng của ngành Võ-Học tại Việt-Nam dưới Triều Hoàng-Đế Tự Đức Nguyễn Phúc Hồng Nhậm ( 阮 福 洪 任) (1829-1883) của Nhà NGUYỄN (1802-1945). Từ đây cuộc Thi-Tuyển Võ-Cử truyền-thống bị bãi-bỏ luôn và môn Võ-Thuật của Truyền-Thống Chiến-Trận đặc-thù Việt-tộc không còn được Quốc-Gia cổ-súy, mà chỉ được âm-thầm lặng-lẽ bảo-tồn bởi một số hiếm-hoi Thế-Gia Võ-Trận...

 

II - Thực-Tế Xả-Hội :

      Đến ngày nay những hậu-duệ của các Danh-Sư những Tướng-Sĩ thủa xưa kia đã vượt lắm gian-lao nối tiếp nhau truyền lại mà lập-dựng nên một Di-Sản Văn-Hóa Võ-Học vô-cùng quí-báu của Việt-tộc.

      Tuy-nhiên, trong thực-tế xả-hội hiện-tại, có một số người hỗn-hợp Võ-Thuật Wushu với Võ Muay Thái cùng những Võ-Thuật ngoại-lai khác rồi tiếm xưng danh Võ-Thuật của Nhà Tây-Sơn, bất-chấp những dữ-kiện Võ-Học và Lịch-Sử. Điều này càng khiến cho sự Bảo-tồn và Chấn-Hưng Di-Sản Văn-Hóa Võ-Học Việt-Tộc càng thêm lắm nỗi gian-truân.

      Trải qua bao thăng-trầm của Lịch-Sử, những gì còn lại của Võ Trận Bình-Định Tây-Sơn cho chúng ta ngày hôm nay đây đòi-hỏi chúng ta một sự Bảo-tồn cẩn-trọng và một sự Chấn-hưng thích-đáng ngỏ-hầu phát-triển nó một cách sáng-suốt và lâu-bền.

 

       A - Dòng Võ « Khiển TƯỜNG »

       B - Dòng Võ « Khiển PHẠN & Khiển THI »

       C - Dòng Võ « Xả ĐÀNG Nguyện - HÀ-Hân »

       D - Dòng Võ « Hương-Kiểm LÀI »

 

Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

       

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.